Bệnh Hôi Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị Miệng Hôi

Hôi miệng là một vấn đề không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải, những người bị chứng hôi miệng thường rất mất tự tin, ngại tiếp xúc khi giao tiếp, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày không cao. Chính vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý hôi miệng hiệu quả nhất đóng một vai trò rất quan trọng.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều muốn có hơi thở luôn luôn thơm mát, nếu chẳng may chứng hôi miệng tìm đến bạn, bạn đừng quá lo lắng lamthenao.me sẽ hướng dẫn cho bạn cách chữa hôi miệng bằng các phương pháp đơn giản, rẻ tiền mà hiệu quả thì rất công hiệu.

Hiểu Đúng Về Bệnh Hôi Miệng Và Nguyên Nhân Hôi Miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất vẫn là do khoang miệng, khi chúng ta vệ sinh răng miệng không đúng cách, vệ sinh không sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn bám trong chân răng, kẽ răng và bề mặt lưỡi phân hủy protein có trong thức ăn gây ra tình trạng hôi miệng, ngoài ra nó còn gây ra tình trạng viêm nướu lợi, sâu răng.

Nguyên nhân hôi ở miệng phần lớn là do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi được gọi là VSC (Volatiti Sulfur Compounds). người ta tính ra có tới 400VSC khác nhau trong hơi thở của một người trung bình. Nhưng 3 chất chính gây ra hôi miệng đó là:

  • Hydrogen sulfide (H2S): có mùi hôi trứng thối.
  • Methyl Mercaptan (CH3SH) là chất pha vào gaz để nhận biết khi gaz xì vì có mùi rất nồng.
  • Dimethyl sulfide (CH3SCH3)

Một khi các hợp chất này hình thành ở miệng thì nó được hoà tan trong nước bọt và được ngấm vào màng niêm trong miệng nhờ đó ta không bị hôi miệng.

Nếu các hợp chất này hình thành quá nhiều, vuợt qua khả năng hấp thu của nước bọt và màng niêm trong miệng, thì khi đó có mùi hôi và khi nồng độ mùi hôi tăng cao ở mức mà người đối diện cảm nhận được, lúc đó ta bị chứng hôi miệng.

Các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi này là do các vi khuẩn chuyển hóa các chất bã hiện diện trong hốc miệng như mảnh vụn thức ăn, xác vi khuẩn, và các tế bào bong tróc từ niêm mạc miệng. Các vi khuẩn gây hôi miệng này là các vi khuẩn kỵ khí( chỉ phát triển trong điều kiện không có oxy) nên chúng thường trú ẩn dưới mảng bám răng, trong khi nướu, trong túi nha chu và giữa những khe  của niêm mạc lưng lưỡi.

Như vậy, bất cứ bệnh lý, tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và các chất bã tích tụ, khi đó quá trình phân huỷ xảy ra và mùi hôi hình thành. Những nguyên nhân hôi miệng nhiều nhất là do vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bệnh nha chu, khô miệng.

Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng Thường Gặp

Vì sao miệng của bạn lại có mùi khó chịu
Vì sao miệng của bạn lại có mùi khó chịu

Có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

Miệng hôi do vệ sinh răng miệng không đúng cách  

  • Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển, bên trong miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng
  • Do việc giữ vệ sinh răng miệng không hiệu quả và đúng cách dẫn đến các bệnh về răng như sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu răng… là nguyên nhân gây hôi miệng.
  • Khi ăn, một số mẫu thức ăn nhỏ còn sót lại trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi.
  • Ăn phải những thức ăn có mùi nồng, dễ bay hơi như hành, tỏi, củ kiệu, thức ăn nhiều chất béo.

Hôi miệng do khô miệng

Lượng nước bọt tiết ra không đủ để làm sạch răng, các mô và giữ cân bằng các chất có trong miệng. Miệng khô dẫn đến việc tạo ta một số tế bào chết ở răng, nướu, lưỡi làm cho các vi khuẩn nhanh chóng tập trung phân hủy gây nên mùi hôi.

Bị mắc các căn bệnh về sức khỏe gây nên hôi miệng

  • Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
  • Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Lỡ miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu.
  • Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày.
  • Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường.

Dưới đây là mẹo xử lý hôi miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất.

Cách Trị Hôi Miệng

Hiện nay có nhiều giải pháp chữa căn bệnh khó nói này, từ sử dụng các phương pháp tây y như xịt khử mùi, kem đánh răng đặc trị, hay nước súc miệng đến các phương pháp dân gian. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê cách xử lý hôi miệng được áp dụng phổ biến.

1

Dùng Nước Muối

Dùng Nước Muối
Dùng Nước Muối

Muối là là một chất không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Trong dân gian, muối tinh pha với nước tạo thành hỗn hợp nước muối giúp ngừa đau họng, sâu răng đây là một trong những cách chữa phổ biến nhất của người Việt Nam

Nước muối loãng sẽ giúp bạn ngăn ngừa mảng bám trong răng, diệt vi khuẩn ở lợi và lưỡi. Cách làm rất đơn giản: bạn chỉ cần đem muối tinh khiết hòa tan với một cốc nước. Súc miệng thường xuyên đều đặn khoảng 2-3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Các này cần phải đì hỏi sự kiên trì nếu bạn thực hiện tốt mùi hôi miệng sẽ hoàn toàn bị đánh bay.

2

Dùng Nước Vo Gạo

Nước Vo Gạo
Nước Vo Gạo

Trong nước gạo có chứa Vitamin B5 rất có lợi cho da, vì thế bạn có thể dùng nước gạo rửa mặt hay tắm thường xuyên để ngăn chặn sự lão hóa và giúp da trở nên bóng đẹp hồng hào. Ngoài ra, nước gạo còn cung cấp vitamin PP, giúp tẩy sạch chất bẩn đóng quanh răng và cả răng bị sâu nữa đấy. Bởi vậy, nước vo gạo rất có ích đặc biệt cho những người thường bị sâu răng, hơi thở có mùi khó chịu.

Cách sử dụng nước vo gạo xử lý hôi miệng

Cách 1:

Cách sử dụng nước vo gạo trong việc chăm sóc răng miệng rất đơn giản. Hàng ngày chúng ta dùng nước vo gạo đặc để đánh răng và súc miệng khoảng 2 lần vào buổi sáng và tối, tình trạng sâu răng, hôi miệng của bạn sẽ nhanh chóng thuyên giảm.Và nếu bạn kiên trì thực hiện mùi hôi miệng cũng như tình trạng sâu răng sẽ không còn nữa.

Cách 2:

Cách dùng: dùng nước vo gạo đã để lắng đọng lại đánh răng mỗi ngày, việc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi. Lưu ý không để nước vo gạo sang ngày hôm sau, và luôn luôn bảo quản trong tủ lạnh.

Một số công dụng làm đẹp từ nước vo gạo

Nước vo gạo chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất như sắt, đồng. Loại nước này cũng có nhiều công dụng đối với sắc đẹp, sức khỏe và rất hữu ích trong nhiều việc nội trợ.

Làm sạch, mượt tóc: Nước vo gạo để chua (đã chuyển sang dạng acid) dùng gội đầu hằng ngày, sau đó xả lại bằng nước lạnh, không cần dùng xà phòng. Nó làm sạch gàu, giúp tóc đen mượt và mềm mại. Bạn có thể không cần để chua mà chỉ nhỏ vài giọt chanh vào nước vo gạo, khi gội cũng có tác dụng tương tự.

Làm nhuận da: Thường xuyên dùng nước vo gạo rửa tay chân sẽ làm da tươi bóng, đồng thời còn phòng chống được chứng da lão hóa.

Khỏe răng miệng: Những người thường sâu răng, hôi miệng nên dùng nước vo gạo đặc để đánh răng. Nước vo gạo chứa vitamin PP sẽ tẩy sạch các chất dơ đóng quanh chân răng, làm sạch răng bị sâu, chống được chứng viêm quanh chân răng (nha chu) và sát khuẩn. Nó cũng làm giảm mùi hôi ở miệng.

Hạn chế ngộ độc rau tươi: Để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu ở rau, bạn hãy ngâm rau vào nước vo gạo khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại vài lần bằng nước sạch.

3

Dùng Mật Ong

Mật Ong
Mật Ong

Mật ong nguyên chất được xem là nguyên liệu làm đẹp quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Không những thế trong mật ong còn có tính kháng khuẩn cao, khi kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác, mật ong sẽ giúp trị được mùi hôi miệng khó chịu.

Mật ong kết hợp với quế: Bạn dùng khoảng 20g bột quế pha với 2 muỗng mật ong. Mỗi ngày súc miệng 2-3 lần bằng hỗn hợp này để cải thiện hơi thở có mùi.

Mật ong kết hợp với nước cốt chanh: Cách đơn giản nhất, bạn pha khoảng 2 muỗng nước cốt chanh + 1 muỗng mật ong và 50ml nước. Mỗi sáng thức dậy, bạn súc miệng thật kỹ hỗn hợp trong vòng 30 giây. Với cách làm này, không những hôi miệng mà ngay cả những bệnh lý về răng miệng không có điều kiện phát triển.

4

Vỏ Chanh Tươi

Vỏ Chanh Tươi
Vỏ Chanh Tươi

Cách 1: Những miếng vỏ chanh sau khi sử dụng, thay vì  bỏ đi, bạn hãy rửa sạch, rồi nhai thật kĩ, và nuốt. Cứ làm như vậy ngày vài lần sẽ giúp cho hơi thở của bạn luôn thơm mát. Một mẹo chữa bệnh hôi miệng khá đơn giản và cách làm dễ dàng. Vậy tại sao các bạn không làm thử ngay bây giờ nhỉ?

Cách 2: Chanh, loại quả luôn có mặt trong nhà, sở hữu nhiều công năng trong mọi việc, bao gồm cả trị hơi thở có mùi. Bạn chải răng và cả chải lưỡi bằng hỗn hợp nước cốt chanh và muối hai lần mỗi ngày sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng khó chịu trên..

5

Dùng Lá Ngò Gai

Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v…

Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.

6

Rau Tần Dày

Tần dày lá hay còn gọi là húng chanh, rau thơm lông, tần thái…

Cách dùng: Lấy một nắm tần dày lá khô, sắc lấy nước đặc, dùng ngậm và súc miệng, sau vài ngày miệng sẽ hết hôi.

7

Trè Xanh

Chè Xanh
Chè Xanh

Dùng trà đặc súc miệng hoặc miệng nhai lá chè có thể tẩy trừ hôi miệng. Đối với hơi thở có mùi khó ngửi sau khi ăn tỏi, thịt cừu, dê…, nên dùng 1 thìa nhỏ lá chè, chia từng lần đặt ở trong miệng, nhai chậm, chờ dịch nước bọt hóa giải lá chè xong từ từ nuốt vào, hiệu quả chữa hôi miệng cực tốt.

8

Lá Ổi

Bạn rửa thật sạch lá ổi, ngâm chúng qua nước muối tầm 10 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó cho 500ml nước lọc cùng lá ổi vào nồi, đặt lên bếp đun sôi khoảng 15 phút và cho một muỗng muối vào khuấy đều để nguội.

Bước cuối cùng, bạn dùng rây lọc tách bỏ bã, ta sẽ thu được nước cốt, cho vào bình và đậy nắp thật chặt. Để sử dụng lâu, bạn cho nước cốt ổn vào ngăn mát dùng dần. Mỗi ngày dùng một ít để súc miệng vào sáng và tối trước khi ngủ. Trong vòng 3 tuần, bạn sẽ thấy sự khác biệt.

9

Dầu Dừa

Dầu Dừa

Trong dầu dừa có chứa axit lauric (một loại axit béo có trong dầu dừa) có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm làm giảm tình trạng hôi miệng. Khi dùng dầu dừa, khoang miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường làm môi trường acid được trung hoà tốt hơn, làm sạch các chất gây mùi hôi trong miệng.

Bạn chỉ cần thực hiện vài động tác cơ bản sau là có thể phát huy tác dụng thật tốt của dầu dừa. Đầu tiên bạn cho một muỗng canh dầu dừa vào miệng, lấy lưỡi đảo dầu xung quanh miệng và đẩy qua các kẽ răng trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn nhổ dầu dừa ra và đánh răng sạch lại như bình thường.

Vào mùa lạnh, dầu dừa hay có tình trạng đông lại, bạn chỉ cần cho dầu dừa vào một chén nhỏ rồi ngâm trong một chén nước ấm lớn hơn hoặc cho vào lò vi sóng để dầu chảy ra và dùng như bình thường.

Kiên trì thực hiện liên tục 10 ngày, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.

10

Dùng Củ Gừng

Dùng Củ Gừng
Dùng Củ Gừng

Gừng là một loại gia vị trong các bữa ăn hằng ngày, nó không chỉ khử mùi thức ăn, mà còn có thể bài trừ nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Gừng chứa đựng hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là gia vị cho nhiều món ăn ngon hơn.
Trong gừng chứa các chất zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan… có vị cay, tính nóng, ấm, chứa nhiều tinh dầu đặc biệt là khử mùi rất tốt . Nhờ yếu tố này chúng ta có thể ứng dụng cách chữa hôi miệng bằng gừng rất hiệu quả.

 Cách dùng gừng trị hôi miệng như sau

  • 100gr gừng tươi, rửa sạch, thái lát. Lưu ý các bạn không nên gọt bỏ vỏ
  • Cho tất cả số gừng vừa thái lát vào một cái ấm đun sôi với 350ml nước dùng.
  • Khi đạt đến độ sôi nhất định, các bạn tắt lửa để nguội khoảng 1 tiếng sau đó lấy ra dùng.

Cách dùng: để cách chữa hôi miệng bằng gừng được hiệu quả, hằng ngày các bạn nên súc miệng từ 3 – 5 lần hoặc nhiều hơn, thời gian súc miệng bằng nước gừng tươi khoảng 5 – 10 phút, các bạn lưu ý sau khi súc miệng nhớ nhổ bỏ nước đi nhé, vì lúc này nước gừng đang mang trong mình nhiều vi khuẩn độc hại từ khoang miệng tiết ra. Bạn có thể đựng nước gừng tươi vào chai nước suối để trong tủ lạnh để tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

11

Dùng Thì Là

Thì là, một loại thảo mộc thường dùng trong các món ăn để khử mùi, có thể trị được vấn đề hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn. Nhai một muỗng hạt thì là cho đến khi miệng của bạn đầy nước bọt thì có thể bỏ đi. Ngoài ra, bạn có thể nhai hỗn hợp thì là, bạch đậu khấu, đinh hương cũng cho hiệu quả tương tự.

12

Cây Ngải Đắng

Trong cây ngải đắng (còn gọi là xô thơm) có một dạng tinh dầu kháng khuẩn rất tốt để tiệt trừ chứng hôi miệng. Bạn có thể chọn cách nhai sống lá hoặc pha thành trà để uống. Sau khi hãm trà khoảng 10 phút, bạn uống từng ngụm trà ấm thật chậm để tinh dầu có thể phát huy tác dụng tối đa chữa hôi miệng. Thói quen này cần được duy trì nhiều lần trong ngày và trong một thời gian dài.

13

Đinh Hương

Hạt đinh hương cũng có tính sát trùng mạnh và là một cách tiện lợi để kiểm soát hơi thở trong điều kiện làm việc phải đi lại nhiều trong ngày. Trước khi gặp khách hàng, bạn chỉ cần ngậm vài mẩu nhỏ đinh hương trong miệng và nhai đều. Vài phút sau miệng bạn sẽ hoàn toàn thơm tho. Một cách khác thực hiện tại nhà là pha trà đinh hương. Sau khi hãm trà khoảng 20 phút, bạn dùng nước trà uống hoặc súc miệng đều được.

Chế độ ăn uống giảm hôi miệng bằng các thói quen đơn giản hàng ngày

Uống Nhiều Nước
Uống Nhiều Nước
  • Uống thật nhiều nước: Thiếu nước, khô miệng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến hơi thở nặng mùi. Uống ít nước khiến miệng khó tiết ra nước bọt, vốn là chất chứa những enzyme tự nhiên diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để khoang miệng luôn được làm sạch liên tục, hạn chế vi khuẩn họat động gây mùi hôi. Ít nhất là 2 lít/ ngày để cung cấp nước cho cơ thể, tránh bị khô miệng sẽ gây mùi hôi.
  • Bổ sung chất kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho hệ miễn dịch nói chung và răng miệng nói riêng. Thiếu hụt kẽm trong cơ thể có thể tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bạn có thể bổ sung chất này nhờ thuốc hoặc thông qua những thực phẩm giàu kẽm như hạt bí, bí ngô, cacao hay nội tạng động vật.
  • Uống trà tầm ma: Trong trường hợp hơi thở hôi là do tích tụ nhiều chất kim loại nặng trong cơ thể, nấm men phát triển quá mức hay ngộ độc, bạn cần một chế độ ăn uống loại thải độc chất ra khỏi cơ thể một cách tích cực. Trà tầm ma là một thảo dược lựa chọn ưu tiên vì khả năng đào thải mạnh các chất độc, tăng bài tiết acid uric, tăng cường chức năng tuyến thượng thận và hệ miễn dịch. Đó là những khiếm khuyết mang tính hệ thống có thể gây hôi miệng.
  • Không sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, cà phê, thuốc lá, rượu bia,..

Mẹo Vệ Sinh Răng Miệng Khoa Học

  • Đánh răng hàng ngày sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ và chân răng.
  • Dùng máy tắm nước là cách đơn giản hơn, nó giúp làm sạch kỹ càng cả ở những vị trị mà bản chải không thể vệ sinh tới được. Qua đó sẽ làm cho sức khỏe răng miệng cải thiện hơn.
Máy Tăm Nước
Máy Tăm Nước
  • Cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và thức ăn thừa còn bám trên lưỡi.
  • Thường xuyên nhai kẹo cao su.
  • Ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để khử mùi và hạn chế viêm lợi.
  • Dùng nước súc miệng kháng hôi miệng ngoài theo hướng dẫn của nha khoa.

Tạm kết

Hôi miệng có nhiều nguyên nhân: do vệ sinh răng miệng kém, do trào ngược dạ dày thực quản, do viêm nướu, viêm lợi hoặc do sâu răng. Các biện pháp chữa hôi miệng trên chỉ mang tính tạm thời. Để dứt điểm hôi miệng bạn cần tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng để khắc phục tận gốc nhé!

Thảo khảo thêm: Chứng hôi miệng – Wikipedia

admin
Rất mong nhận được đánh giá từ bạn

Để lại lời nhắn

Lamthenao
Logo